Các Chỉ Báo Suy Thoái Đang Ở Đâu So Với Những Lần Suy Thoái Trước?
Sơ lược về các chỉ báo suy thoái phổ biến, ý nghĩa, độ chính xác, và con số hiện tại-quá khứ
Video: Chính Sách Kinh Tế Của Kamala Harris - Tại Sao Kiểm Soát Giá Cả?
Kamala Harris công bố chính sách tài chính nếu đắc cử và đưa ra ý tưởng kiểm soát giá cả, hay "price control", gây rất nhiều tranh cãi. Vậy việc chính phủ trực tiếp kiểm soát giá cả có hiệu quả như mong đợi?
Tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, hay niềm tin của người tiêu dùng là những “radar” cảnh báo về việc suy thoái kinh tế có khả năng xảy ra hay không. Giống như việc nhìn mây để đoán mưa, các chỉ số này giúp chúng ta nhận biết trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế. Dù không thể dự báo chính xác thời điểm "cơn bão" ập đến, nhưng việc nắm bắt những tín hiệu sớm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn. Viet Hustler sẽ cùng độc giả giải mã những "radar" này, giúp bạn đọc luôn chủ động ứng phó với những biến động của thị trường:
Nhóm chỉ số về tăng trưởng kinh tế
Nhóm chỉ số về niềm tin người tiêu dùng
Nhóm chỉ số về thị trường tài chính
Nhóm chỉ số về thị trường lao động
I. Nhóm chỉ số về tăng trưởng kinh tế
(1) Chỉ báo LEI (Leading Economic Index)
Chỉ số kinh tế dẫn dắt (LEI) của Conference Board cung cấp dấu hiệu sớm về hướng đi của nền kinh tế trong thời gian tới.
Chỉ số LEI bao gồm 10 dữ liệu đầu vào và được báo cáo hàng tháng.
3 dữ liệu có tính chất tài chính bao gồm:
Chỉ số tín dụng độc quyền Leading Credit Index
Chênh lệch lãi suất giữa T-bond 10Y và Fed fund rates
Hiệu suất của S&P 500.
7 dữ liệu đầu vào còn lại là phi tài chính:
Số giờ sản xuất trung bình hàng tuần
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu
Đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất
Giấy phép xây dựng nhà ở mới
Chỉ số ISM về đơn đặt hàng mới
Đơn đặt hàng mới của tư liệu sản xuất phi quốc phòng, không bao gồm máy bay
Kỳ vọng trung bình của người tiêu dùng về điều kiện kinh doanh
“Chỉ số LEI là một biến số dự báo các bước ngoặt trong chu kỳ kinh doanh ở Mỹ trong khoảng 7 tháng” - Conference Board
→ LEI có khả năng báo hiệu sự yếu kém của nền kinh tế trước khi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) chính thức ra tuyên bố. Nền kinh tế Hoa Kỳ có khả năng suy thoái trong 2-3 quý tiếp theo khi tỷ lệ LEI theo năm giảm xuống dưới 0.
Trong quá khứ, số tháng LEI giảm liên tiếp cũng là một dấu hiệu chỉ báo:
LEI có đợt giảm 22 tháng liên tiếp trong cuộc suy thoái 1973-1975 và 24 tháng sụt giảm trước cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009)
Hiện tại, LEI vẫn giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi trở lại:
LEI đã giảm 0.2% vào tháng 6 xuống 101.1 (2016=100) (tháng 5: -0.4%)
Trong nửa đầu năm 2024, LEI đã giảm 1.9%, < mức giảm 2.9% trong nửa cuối năm ngoái.
Mức giảm trong tháng 6 đến từ: niềm tin người tiêu dùng, đơn đặt hàng mới, chênh lệch lợi suất và đơn xin trợ cấp thất nghiệp
Mức tăng tính trong 6 tháng của LEI có xu hướng cải thiện, xóa bỏ tín hiệu suy thoái
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra cả chu kỳ, LEI đã giảm -14.7% tính từ đỉnh chu kỳ kinh tế
Trong 65 năm qua, mức giảm như vậy chỉ xảy ra trong thời kỳ suy thoái.