Nauru: Sự Sụp Đổ Của Quốc Đảo Giàu Nhất Thế Giới
‘Đảo thiên đường’ Nauru: Bi kịch của tham lam, thực dân và sai lầm chính sách
Nếu bạn bỏ lỡ những bài viết hay nhất gần đây:
Trong lịch sử kinh tế hiện đại, hiếm có câu chuyện nào vừa bi thương vừa kịch tính như Nauru – một quốc đảo nhỏ bé chỉ vỏn vẹn 21 km², dân số chưa đến 11,000 người, nhưng từng sở hữu GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Nhờ nguồn tài nguyên phosphate dồi dào, Nauru bước lên đỉnh cao của sự giàu có, vượt mặt cả Mỹ, Nhật hay các nước vùng Vịnh. Thế nhưng, chỉ trong vài thập kỷ, sự giàu có ấy tan thành mây khói, để lại một nền kinh tế sụp đổ, một hòn đảo cạn kiệt tài nguyên và một dân tộc sống lay lắt nhờ viện trợ.
Câu chuyện của Nauru không chỉ là một “tấm gương” điển hình của “lời nguyền tài nguyên” (resource curse), mà còn là minh chứng rõ rệt nhất cho cái giá phải trả khi một quốc gia đặt cược tương lai vào một nguồn thu duy nhất, phớt lờ đa dạng hóa và phát triển bền vững. Từ một “Đảo thiên đường” (Pleasant Island) trong mắt người Anh thế kỷ 18, Nauru đã trở thành một “vùng đất hoang tàn” sau hàng chục năm khai thác cạn kiệt phosphate.
Điều gì đã biến một quốc gia nhỏ bé thành “con cưng của kinh tế thế giới”, rồi lại đẩy họ xuống đáy nghèo đói chỉ trong vài chục năm? Trong bài viết hôm nay, Viet Hustler sẽ cùng bạn đọc khám phá hành trình thăng trầm của Nauru.
Lịch sử hình thành & vị trí địa lý
Tài nguyên phosphate & sự xâm thực thuộc địa
Hành trình trở thành quốc gia giàu thứ 2 thế giới
Dutch disease và nỗ lực cứu vớt của chính phủ
Từ sân khấu London đến trại tị nạn: thất bại tài chính & giải pháp cuối cùng
Bài học cho các quốc gia