Tại Sao Nước Mỹ Vẫn Phải Mua Dầu?
Sản lượng nhiều nhất thế giới, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu dầu?
Nếu bạn bỏ lỡ những bài viết hay nhất gần đây:
Năm 2018, Hoa Kỳ chính thức vượt qua Ả Rập Xê Út và Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới – bao gồm dầu thô, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm dầu mỏ khác.
Đến năm 2021, sản lượng dầu của Mỹ đạt gần 19 triệu thùng/ngày, gấp gần 2 lần so với Nga và Saudi Arabia.
Mỹ cũng là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới với hơn 20 triệu thùng/ngày – tương đương 1/5 nhu cầu toàn cầu.
Lần đầu tiên kể từ năm 1940, Mỹ đã trở thành quốc gia xuất khẩu ròng dầu mỏ và có vị thế lớn trong các thỏa thuận năng lượng toàn cầu.
Mỹ cũng tận dụng nguồn cung dồi dào để đảm bảo an ninh năng lượng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh địa chính trị.
Thế nhưng, điều nghịch lý là: dù sản xuất nhiều dầu đến vậy, Mỹ vẫn nhập khẩu gần 8 triệu thùng dầu mỗi ngày – chỉ đứng sau Trung Quốc.
Ngay cả trong giai đoạn giá dầu tăng vọt, Tổng thống Joe Biden vẫn phải dùng đến kho dự trữ chiến lược để hạ nhiệt giá trong nước, trong khi hàng triệu thùng dầu do Mỹ sản xuất vẫn đều đặn lên tàu xuất khẩu sang các nước khác.
Vậy vì sao Mỹ – một siêu cường năng lượng – vẫn cần nhập khẩu nhiều dầu đến vậy? Và liệu vị thế số 1 trên đường đua sản xuất dầu này có thể duy trì trong bao lâu, nhất là khi năng lượng tái tạo đang dần định hình lại thế giới?
Trong bài blog hôm nay, Viet Hustler sẽ cùng bạn tìm hiểu 3 khía cạnh chính để giải mã nghịch lý dầu mỏ của nước Mỹ:
Quá trình Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới
Tại sao Mỹ vẫn phải nhập khẩu nhiều dầu như vậy?
Mỹ có thể duy trì vị trí số 1 trên đường đua được bao lâu?